Thể thao, Thể thao bóng đá

Ngưng sử dụng pháo sáng nếu không muốn bóng đá Việt xuống địa ngục

Ngưng sử dụng pháo sáng nếu không muốn bóng đá Việt xuống địa ngục
Mất:8 phút, 15 giây để đọc.

Bóng đá Việt Nam đang trên đà thăng hoa và được bạn bè quốc tế hết lời khen ngợi. Thời gian vừa qua, nền bóng đá mà nước nhà hướng đến đó là lối chơi văn minh, fair play cùng kĩ thuật chất lượng. Thế nhưng, vô tình trong mắt bạn bè quốc tế, bóng đá Việt Nam đang tràn đầy hình ảnh xấu. Vì chính bởi sự cổ vũ từ trên khán đài của những cổ động viên quá khích.

Nhiều trận đấu bất ngờ phải tạm ngưng vì mùi khói pháo sáng. Nhiều hình ảnh cả sân vận động tràn ngập pháo sáng khiến bóng đá nước nhà vô tình “mất điểm”. Pháo sáng không những không an toàn mà còn mang lại nhiều hệ quả khôn lường. Tất tần tật những lý do khiến pháo sáng bị cấm trong thể thao dưới bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ nhé!

Pháo sáng trong bóng đá Việt và bóng đá quốc tế không an toàn

Pháo sáng chỉ được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp!

Pháo sáng được tạo ra để trở thành một công cụ báo tín hiệu trong trường hợp gặp nạn trên biển hoặc đất liền. Đến ngày nay, pháo sáng len lỏi vào nhiều SVĐ bóng đá trên thế giới với chức năng hoàn toàn khác.

V.League, Thai League, AFF Cup, AFC Asian Cup hay kể cả World Cup. Bất cứ giải đấu nào cũng có thể bắt gặp pháo sáng trên các khán đài. Một bộ phận CĐV coi pháo sáng như một hình thức cổ vũ bên cạnh kèn, trống, loa,… Mà không lường trước được sự nguy hiểm của loại vật liệu này.

Lực lượng cảnh sát hay cứu hỏa khẳng định pháo sáng chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp, không được thiết kế để dùng ở chốn đông người. Vì có thể gây cháy hoặc làm bị thương những người xung quanh.Tại EURO 2016, một nhân viên tại SVĐ Saint Entiené đã bị thương bởi pháo sáng được ném từ khu vực của CĐV Croatia.

Pháo sáng chỉ được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp!

Pháo sáng không dễ bị dập tắt!

Pháo sáng không bị dập tắt dễ dàng vì được thiết kế để thích ứng với môi trường nước. Không những thế, loại pháo này có thể cháy tới nhiệt độ 1600 độ C. Tương đương với nhiệt độ nóng chảy của thép. Có loại còn lên đến 3000 độ C. Chưa dừng lại ở đó, khói được tạo ra từ pháo sáng cũng rất nguy hiểm và không nên hít vào. Với những người bị hen suyễn, khói từ pháo sáng sẽ khiến họ trở nên khó thở nhanh chóng. Với nhiệt độ dao động từ 200 độ C đến 3000 độ C, pháo sáng dễ dàng đốt cháy mặt cỏ ở các SVĐ.

Tuy nhiên, những người sử dụng pháo sáng tại sân vận động bóng đá thường vô tư. Mà không ý thức được tác hại của nó. Với họ đó có thể là niềm vui nhưng với người khác đôi khi lại trở thành sự khó chịu. Và gây nguy hiểm cho người xung quanh.

Peter McLaughlin, đội trưởng đội an ninh của Liên đoàn bóng đá Scotland nói về vấn đề này. “Tôi không nghĩ rằng những người tham gia vào hành vi sử dụng các loại pháo sáng hay pháo khói đánh giá được đầy đủ những nguy hiểm của vật liệu này đối với bản thân họ và cả những người xung quanh”.

Loại pháo sáng nào CĐV thường mang vào SVĐ?

Loại pháo sáng nào CĐV thường mang vào SVĐ?

Nhiều loại pháo sáng, pháo khói được CĐV sử dụng trên khắp thế giới. Trong đó phổ biến nhất là pháo sáng loại chuẩn. Pháo sáng này dành cho hải quân và pháo khói thông thường. Ở Việt Nam, những nhóm CĐV quá khích thường sử dụng pháo sáng loại chuẩn.

– Pháo sáng loại chuẩn: Giá ~ 120.000 đồng, cháy trong 60 giây. Nhiệt độ cực đại 1600 độ C. Có thể gây cháy quần áo trong vài giây, gây bỏng cấp độ 4 vào cơ hoặc xương.

– Pháo sáng của hải quân: Giá ~ 150.000 đồng, cháy trong 90 giây. Nhiệt độ cực đại 2200 độ C, đủ làm tan chảy thép, không thể bị dập tắt bởi nước thông thường.

– Pháo khói: Giá ~ 120.000 đồng, phát ra một lượng khói lớn, tạo thành bởi các hóa chất độc cao. Nếu hít vào nhiều lần sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến hô hấp.

Pháo sáng không dễ bị dập tắt!

Hậu quả thương tâm vì pháo sáng trong bóng đá Việt và quốc tế

Một nữ CĐV đã phải nhập viện vì trúng pháo sáng ở trận đấu giữa Hà Nội và Nam Định tại vòng 22 V.League diễn ra trên sân Hàng Đẫy vào tối nay, ngày 11/9/2019.

Sau khi gặp tai nạn, nữ CĐV đã được đưa thẳng đến bệnh viện Xanh Pôn cấp cứu. Thông tin mới nhất từ bệnh viện cho biết, nữ CĐV đã bị bỏng nặng lưu huỳnh vào tận xương. Và dự kiến sẽ phải trải qua 2 lần phẫu thuật. Nữ CĐV này tên Huyền Anh, hiện là phóng viên của báo Nhi Đồng.

Không riêng bóng đá Việt Nam, bóng đá thế giới cũng từng chứng kiến không ít những tai nạn vô cùng đáng tiếc vì pháo sáng. 4 trường hợp sau đây có thể khiến những người từng thích đốt pháo sáng trong sân nên suy nghĩ lại về hành động của mình.

Năm 1992, Guillem Lazaro (13 tuổi), người Tây Ban Nha, qua đời vì một quả pháo sáng phát nổ ngay trước ngực tại 1 SVĐ ở Barcelona.

Năm 1993, ông John Hill (67 tuổi) qua đời sau khi bị trúng một quả pháo sáng dùng trong hải quân ở trận Xứ Wales gặp Romania. Hai người đàn ông sau đó đã thừa nhận tội giết người và bị bắt giam.

Năm 2013, một cậu bé 14 tuổi qua đời vì một quả pháo sáng phát nổ trong trận đấu của đội Corinthians.

Năm 2015, thủ môn Igor Akinfeev của Nga bị ném pháo sáng vào đầu trong trận đấu giữa Montenegro và Nga.

Hậu quả thương tâm vì pháo sáng trong bóng đá Việt và quốc tế

Thẳng tay với những CĐV dùng pháo sáng, pháo khói cổ vũ bóng đá?

Một số nước cho phép sử dụng pháo sáng với mức độ vừa phải

Đó là câu hỏi còn gây tranh luận nhiều trong môn thể thao vua. 4 quốc gia đã có những thử nghiệm để các trận đấu bóng đá “chung sống” hòa hợp với pháo sáng là Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạnh và Mỹ. Đối với Mỹ, họ thử nghiệm những khu vực dành riêng cho đốt pháo sáng. Giống như phân chia phòng cho những người hút thuốc. Thành phố Orlando, Portland Timbers và New York Reb Bulls là 3 đội bóng ở giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS). Cho phép cổ động viên sử dụng pháo khói với mức độ vừa phải.

Ở Thụy Điển, những người làm bóng đá nêu cao khẩu hiệu “Chúng ta hãy cùng nhau giải quyết vấn đề này”. Mats Enquist, Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Thụy Điển chia sẻ: “Những rủi ro tiềm tàng của pháo sáng không ngăn cản các CĐV sử dụng chúng. Tìm ra một giải pháp hợp lý là điều nên làm. Dù thực tế chứng minh đó là thách thức thật sự”.

Họ cho phép người hâm mộ sử dụng pháo hoa thay vì pháo sáng. Bên cạnh đó, Thụy Điển sẽ không phạt các CLB bóng đá. Nếu người hâm mộ của họ sử dụng pháo hoa an toàn, quản lý được tầm ảnh hưởng của pháo hoa. Các CLB chỉ bị phạt khi vượt quá phạm vi kiểm soát. Điều này mang đến thay đổi đáng kể đối với quan hệ giữa CĐV, CLB với nhà chức trách.

Một số nước cho phép sử dụng pháo sáng với mức độ vừa phải

BTC các sân vận động sẽ bị phạt nếu người hâm mộ đốt pháo sáng tại Việt Nam

– Tháng 10/2017, BTC sân Cẩm Phả nhận án phạt 20 triệu đồng ở vòng 23 V.League.

– Tháng 10/2017, BTC sân Thanh Hóa bị phạt 20 triệu đồng ở vòng 20 V.League

– Tháng 6/2017, Ban kỷ luật VFF đưa ra án phạt cấm CĐV Hải Phòng tới sân khách cổ vũ kể từ vòng 15 V.League 2017. Án kỷ luật được đưa ra sau khi CĐV Hải Phòng đốt pháo sáng, ném pháo sáng xuống sân trong trận đấu giữa Hà Nội FC gặp Hải Phòng FC tại SVĐ QG Mỹ Đình.

– Tháng 1/2017, BTC sân Lạch Tray nhận án phạt 20 triệu đồng ở vòng 1 V.League

– Tháng 8/2016, BTC sân 19/8 Nha Trang bị phạt 15 triệu đồng ở vòng 21 V.League

– Tháng 8/2016, BTC sân Lạch Tray nhận án phạt 30 triệu đồng ở vòng 20 V.League.

– Tháng 5/2016, BTC sân Hàng Đẫy nhận án phạt 15 triệu đồng ở vòng 9 V.League.

Ngoài ra, ở Anh, đem pháo sáng, bom khói hoặc pháo hoa vào sân được coi là hành động vi phạm pháp luật. Để ngăn chặn hành vi này, nhà chức trách đưa ra những hình thức xử lý khác nhau. Nặng nhất là cấm đến sân trong khoảng thời gian dài hoặc phạt tù. Ở Scotland, một người vi phạm điều trên có thể bị phạt tù 3 tháng.

BTC các sân vận động sẽ bị phạt nếu người hâm mộ đốt pháo sáng tại Việt Nam

Với những hậu quả cùng mức phạt trên, không có lý do gì để sử dụng pháo sáng trong bóng đá Việt. Hành động đốt pháo sáng không những thể hiện sự kém văn minh. Mà còn có thể gây nguy hại với những người trên khán đài cùng các cầu thủ. Vì vậy, hãy ngưng dùng pháo sáng nếu không muốn bóng đá Việt Nam cũng bị thiêu rụi theo.

Nguồn: Webthethao.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *