Dù không được may mắn được mạnh khỏe và lành lặn như những giáo viên khác, nhưng hình ảnh cô giáo khuyết tật Bùi Thị Hồng Nga tại Cần Thơ với ý chí và niềm tâm huyết dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục khiến mỗi chúng ta đều thấy cảm phục. Phải ngồi xe lăn do những biến chứng bại liệt từ nhỏ, cô Nga đã trải qua không ít những khó khăn, nhưng trên tất cả cô vẫn kiên trì với những học trò, kiên trì với các em nhỏ và sau khi về hưu cô vẫn tiếp tục sự nghiệp trồng người của mình với lớp tiếng anh và hội họa miễn phí cho trẻ em.
Nhìn lại một cuộc hành trình đã đi qua của cô giáo Nga tại Cần Thơ, bỗng chốc chúng ta cảm thấy giữa cuộc sống đầy bận rộn này vẫn có những điều thật bình dị, những tấm gương sống đẹp đại diện cho tình yêu thương. Đó là những con người từ khi sinh ra họ đã kém may mắn hơn, họ gặp nhiều cản trở của cuộc đời, họ cũng cần được yêu thương nhưng họ đã dành cả cuộc đời để yêu thương những người khác. Giữa cuộc đời này phải chăng luôn cần những tấm lòng rất bao dungnhư vậy thì mới thôi thúc được những cuộc đời sống và cống hiến hết mình vì những điều tốt đẹp.
Lớp học Anh văn miễn phí của cô giáo bị tật cả hai chân
Dù bị tật hai chân phải ngồi xe lăn nhưng suốt 14 năm qua, cựu giáo viên Anh văn – cô Bùi Thị Hồng Nga (61 tuổi) vẫn tổ chức và duy trì lớp học miễn phí dành cho con em người khuyết tật. Lớp học đặt tại nhà cô Nga (cựu giáo viên Anh văn của Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, TP.Cần Thơ), trên đường 30.4, P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, hiện có 20 trẻ theo học, đa phần là con em của người khuyết tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn.
Để lớp học được tươm tất hơn, cô Nga xuất tiền túi và vận động các nhà hảo tâm dựng vách lợp tôn bên hông nhà, đóng bàn ghế mới làm nơi giảng dạy. Lớp tiếng Anh, hội họa hoạt động ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần và nhận được sự tham gia giảng dạy nhiệt tình của nhiều tình nguyện viên đến từ Trường ĐH Cần Thơ. “Khi về hưu, tôi tập trung việc dạy học cho con em của người khuyết tật. Ngoài ra, tôi còn tìm và nhận những đứa trẻ lang thang, mưu sinh ngoài đường phố để đưa về dạy”, cô Nga chia sẻ.
Hoàn cảnh và sự nỗ lực đáng ngưỡng mộ của cô Nga
Cô Nga cho biết cô bị sốt bại liệt từ nhỏ nhưng nhờ cố gắng nỗ lực nên trở thành giáo viên tiếng Anh Trường THPT Nguyễn Việt Hồng. Năm 1988, cô về hưu do phẫu thuật di chứng sốt bại liệt thất bại. Năm 2001, sau khi phục hồi, cô Nga thành lập Câu lạc bộ người khuyết tật, sau đó lần lượt thành lập thêm Cơ sở nhịp cầu dạy nghề thủ công mỹ nghệ miễn phí; mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho người khuyết tật. Đến năm 2019, cô chính thức thành lập Cơ sở Hồng Nga dạy Anh văn, hội họa cho con của những học trò khuyết tật, nghèo khó.
“Trước khi thành lập Câu lạc bộ Người khuyết tật TP.Cần Thơ; tôi đã trực tiếp giảng dạy tiếng Anh cho các em. Đến khi các em trưởng thành rồi lần lượt lập gia đình; tôi lại tiếp tục nhận dạy miễn phí cho con của các em, giúp các em có tương lai tươi sáng hơn”, cô Nga nói. Không chỉ tổ chức dạy học miễn phí, nhiều năm qua; được sự hỗ trợ từ chồng là ông Phan Đức Long (68 tuổi), cô Nga đã vận động cho những người không may mắn được 4.000 xe lăn; 700 xe lắc và hơn 1.000 cây gậy cho người mù; xây dựng 5 căn nhà tình thương; và 1 cây cầu ở H.Phong Điền (TP.Cần Thơ).
Chia sẻ của các học viên trong lớp học miễn phí
Trước đây, chuyện học tiếng Anh tưởng chừng rất xa vời đối với nhiều trẻ em nghèo. Giờ đây, điều đó đã trở thành hiện thực. Các em không chỉ học hoàn toàn miễn phí; mà còn được các tình nguyện viên chỉ dạy hết lòng. Anh Nguyễn Văn Đồng (25 tuổi), tình nguyện viên đến từ Trường ĐH Cần Thơ; cho hay: “Biết được lớp học của cô Nga tổ chức; tôi chủ động gặp và xin làm tình nguyện viên dạy Anh văn 2 buổi/tuần. Đến nay, tôi đã dạy gần 1 năm; kèm cặp cho các em có thể giao tiếp cơ bản được, tôi rất vui. Giờ đa số đều có thể trao đổi cơ bản được; với người nước ngoài”.
Em Nguyễn Thị Kim Ngân, học sinh lớp 7 Trường THCS Lương Thế Vinh (Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ); cho biết: “Em tham gia lớp học đã được 3 tháng. Đến đây, em được cô Nga cùng anh chị tình nguyện giảng dạy tận tâm. Nhờ đó em tích lũy được vốn tiếng Anh giao tiếp; có thể trò chuyện với người nước ngoài”. Còn em Nguyễn Thảo Ngân, học lớp 6; (cùng trường với Ngân), chia sẻ: “Đến đây các bạn rất hòa đồng; vừa học vừa được tham gia các hoạt động ngoại khóa rất bổ ích. Nhờ có cô kèm cặp từng chút; nên môn tiếng Anh của em ở trường được cải thiện rất nhiều”.
Nguồn: Thanhnien.vn