Thiết kế, Thiết kế nhà đẹp

Chiêm ngưỡng 6 công trình xanh độc đáo trên thế giới

Chung cư One Central Park (Sydney, Australia)
Mất:4 phút, 22 giây để đọc.

Trước tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu, nhu cầu sống xanh của con người ngày cao, nhiều công trình, tòa nhà xây dựng đều chú trọng đến yếu tố “xanh”. Yếu tố về môi trường hay vật liệu nội thất hiện đại ảnh hưởng đến phong cách thiết kế, cách xây dựng và vận hành.

Theo các chuyên gia, việc thiết kế các mảng không gian xanh cùng vật liệu gỗ tự nhiên vào thiết kế nội thất sẽ là xu hướng và là sản phẩm không thể thiếu với những công trình hiện đại trong nhiều năm tới. Kiến trúc “xanh” đã và đang phát triển gắn liền với nhiều không gian cây cối trong nhà và nội thất “xanh”, thân thiện và gần gũi với thiên nhiên. Cùng điểm qua 6 công trình xanh mang đẳng cấp thế giới dưới đây.

Tòa tháp văn phòng Pixel Building (Melbourne, Australia)

Khai trương vào năm 2010, Pixel Building là tòa tháp văn phòng “căn bằng carbon” đầu tiên tại Australia. Tự tạo nguồn điện và nước ngay bên trong tòa nhà. Pixel Building được trang bị các tấm năng lượng mặt trời đầy màu sắc và bắt mắt. Vừa mang lại bóng râm vừa tối đa hóa ánh sáng tự nhiên ban ngày khi cần. Pixel Building có thiết kế phần mái đặc biệt để thu giữ nước mưa cùng một loạt các tuabin gió dọc thân.

Tòa tháp văn phòng Pixel Building (Melbourne, Australia)

Chung cư One Central Park (Sydney, Australia)

Chung cư One Central Park, khai trương vào năm 2014. Là một công trình xanh đáng chú ý khác tại Australia. Đúng như tên gọi của mình, One Central Park mang đến cho cư dân một “công viên” độc đáo; bao phủ dọc thân tòa nhà với hơn 250 loài cây và hoa. Không chỉ đẹp mặt, khu vườn trên cao này còn giúp tòa nhà luôn râm mát. Theo Skyscraper, One Central Park tiêu thụ năng lượng ít hơn 25% so với các tòa nhà truyền thống cùng quy mô.

Khu phức hợp văn phòng Bahrain World Trade Center 1 và 2 (Bahrain)

Đi vào hoạt động từ năm 2008, hai tòa tháp Bahrain World Trade Center 1 và 2 có chiều cao gần 240m. Khu phức hợp văn phòng này tận dụng tối đa nguồn năng lượng gió từ sa mạc. Với 3 tuabin gắn trên cầu nối giữa hai tòa nhà để sản sinh điện.

Hai tòa tháp được thiết kế với hình dạng giống với tàu buồm Ả Rập. Nó giúp tạo ra một phễu gió khổng lồ đưa tới các tuabin. Từ đó cung cấp khoảng 15% điện năng tiêu thụ của tòa nhà. Bên cạnh đó, các hồ phản quang dưới chân cũng giúp làm mát cho tòa nhà.

Khu phức hợp văn phòng Bahrain World Trade Center 1 và 2 (Bahrain)

Tòa nhà Bảo tàng Ngày mai (Rio de Janeiro, Brazil)

Mở cửa vào năm 2015, Bảo tàng Ngày mai được thiết kế với phần mái ngói đặc biệt. Các hồ phản quang và kết cấu giống một bộ xương. Tòa nhà có các tấm pin năng lượng mặt trời của tòa nhà được sắp xếp giống như vây cá; cùng hệ thống bơm đưa nước lạnh từ vịnh Guanabara gần đó để dùng cho hệ thống điều hòa không khí.

Trung tâm hội nghị Tây Vancouver (Vancouver, Canada)

Trung tâm hội nghị Tây Vancouver khai trương vào năm 2009. Là tòa nhà đầu tiên tại Vancouver nhận được hai chứng chỉ LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) hạng bạch kim. Tòa nhà này có tới 4 tổ mật ong riêng để thụ phấn cho cây cỏ trên mái nhà. Từ đó giúp giảm nhiệt tích tụ vào mùa hè và giữ nhiệt vào mùa đông. Bên cạnh đó, mái nhà được thiết kế dốc để hỗ trợ thoát nước và phân phối hạt giống.

Tòa nhà Tháp Thượng Hải (Thượng Hải, Trung Quốc)

Khi đi vào hoạt động năm 2015, Tháp Thượng Hải là tòa nhà cao thứ hai thế giới với không gian văn phòng, khách sạn và bán lẻ. Không chỉ gây tượng về chiều cao, Tháp Thượng Hải còn có thiết kế bền vững.

Tòa nhà Tháp Thượng Hải (Thượng Hải, Trung Quốc)

Tòa nhà được lắp đặt 270 tuabin gió ngay bên ngoài vừa sản sinh điện năng, vừa làm hệ thống chiếu sáng bên ngoài. Tháp Thượng Hải còn có một “lớp da thứ hai” bao xung quanh. Nó tạo một lớp đệm giúp lưu thông không khí tự nhiên và giảm tiêu thụ năng lượng. Tòa tháp này cũng nhận được chứng chỉ LEED hạng bạch kim.

Trước những cảnh báo nguy cấp về môi trường, xu hướng thiết kế kiến trúc bền vững, đặt trong một chiến lược phát triển bền vững ngày càng được quan tâm:

  • Kiến trúc sinh thái: giảm thiểu tác động có hại tới môi trường (khói bụi, chất thải, nhiệt, tiếng ồn, nước,..).
  • Kiến trúc sinh – khí hậu: thích ứng với điều kiện khí hậu đặc thù của từng vùng.
  • Kiến trúc tiết kiệm năng lượng: hiệu suất năng lượng cao, sử dụng năng lượng tự nhiên có thể tái tạo được (gió, mặt trời, địa nhiệt,..).
  • Kiến trúc thông minh: được lập trình để điều tiết tự động các hệ thống kỹ thuật.

Nguồn: Dantri.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *